Máy thổi khí là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy thổi khí công nghiệp
Khái niệm về máy thổi khí là gì?
Máy thổi khí tên tiếng anh gọi air blower ( dòng Roots Blower). Tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng mà máy thổi khí có các tên gọi khác nhau. Thông thường trong xử lý nước thải mọi người hay gọi là máy sục khí vì nó sục khí vào bể cấp oxy nuôi vi sinh, ứng dụng thổi khí thì người ta gọi máy thổi, ứng dụng hút chân không thì người ta gọi quạt hút chân không ( bơm chân không), ngoài ra còn được gọi là quạt roots, quạt sục khí silo.…
Phân loại máy thổi khí
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà máy thổi khí được phân ra là 3 loại chính như sau:
- Máy thổi khí mini: đây là dòng máy thổi khí có công suất khá nhỏ được thiết kế để cung cấp oxy, phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong hồ cá nhỏ, tiểu cảnh.
- Máy thổi khí con sò: đây là dòng máy thổi khí được thiết kế với hình dạnh rất giống với con sò, có thể được sử dụng cả chân không và áp lực, dòng máy này có thể đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng dòng khí nhỏ nhưng áp lực cao…
- Máy thổi khí công nghiệp: đây là những dòng máy thổi khí có công suất lớn, được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu công nghiệp như truyền tải nguyên vật liệu bằng khí, dùng cho các nhà máy sử lý nước thải, cấp khí cho các bể điều hòa, bể hiếm khí…
Cấu tạo của máy thổi khí
Ở đây chúng ta sẽ đi tìm hiểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 loại máy thổi khí chính là máy thổi khí con sò và máy thổi khí công nghiệp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy thổi khí con sò
Cấu tạo quạt thổi khí con sò: Máy thổi khí con sò có hình dáng giống con sò gồm hai bộ phận chính là động cơ và guồng cánh quạt hút và đẩy khí. Chân đế của máy được thiết kế bằng phẳng 4 góc có 4 con ốc gắn vào tấm gỗ như kệ máy . Vỏ động cơ và vỏ bọc của guồng cánh quạt đều được làm các rãnh có vai trò tản nhiệt giúp máy k bị nóng dẫn đến cháy nổ.
Nguyên lý hoạt động của máy thổi khí con sò cũng đơn giản, nó như một máy bơm không khí dạng ly tâm. Khi máy quay với một tốc độ theo tốc độ của động cơ, guồng cánh quạt sẽ hút không khí từ ống hút và đẩy vào ống đẩy nhờ lực ly tâm. Khi máy hoạt động sẽ tạo ra một áp lực lớn và tiếng ồn, chuyện này là việc rất bình thường của quạt thổi khí
Cấu tạo của máy thổi khí công nghiệp
Máy thổi khí công nghiệp có cấu tạo gồm 3 phần là đầu máy thổi khí, động cơ, giá bệ để gắn động cơ và đầu máy thổi và một số phụ kiện khác.
Đầu máy thổi khí công nghiệp dạng roots blower có cấu tạo khá phức tạp. Dươi đây sẽ là một số chi tiết cấu tạo của đầu máy thổi khí và chức năng nhiệm vụ của nó.
- 1. Thân vỏ máy thổi khí hay còn gọi là buồng máy thổi khí được đúc bằng gang tạo không gian kín có công dụng làm khoang buồng làm việc như hút, nén, đầy khí.
- 2. Cánh quạt hay còn gọi là rotor chất liệu bằng gang gồm có rotor 2 thùy và rotor 3 thùy. Rotor kết hợp với buồng tạo các khe hở nén luồng khí vào tạo áp suất khí đầu ra.
- 3,4. Đầu trục có thẻ được đúc rời hoặc đúc liền với cánh quạt.
- 5, 6. Bánh răng máy thổi khí chất liệu thép đặc biệt, có độ cứng và chịu mài mòn cao, có tác dụng dẫn động định tâm hai trục cánh quạt và điều chỉnh khe hở giữa các thùy của cánh quạt. Bánh răng máy thổi khí được vi như trái tim máy thổi khí.
- 7. Địa văng dầu có tác dụng vợt dầu lên vòng bi và bánh răng,
- 8,9. Vòng bi tác dụng giữ cho 2 tâm trục song song, tạo chuyển động. Thông thường ta dùng vòng bị SKF, NTN, NSK, NACHI...
- 10. Phớt chặn dầu chịu nhiệt, chịu dầu giúp dầu không bị chảy ngược vào khoang buồng. Nếu phớt hỏng sẽ dẫn tới hiện tưởng chảy dầu máy thổi khí
- 11. Bạc xác măng có chức năng tương tự phớt chặn dầu, ngăn khí từ buồng ra khoang dầu và ngược lại. chi tiết này chỉ gặp trên các dóng máy thổi khí tới từ châu âu như Robuschi, Aerzen, Maper...
Ứng dụng của máy thổi khí
Máy thổi khí được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhiệt điện, xi măng, y tế, xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản...
- Sử dụng trong hệ thống truyền tải khí ở xí nghiệp như làm băng tải các nguyên vật liệu khí, gas, bột…, các ngành công nghiệp nước đá, dệt may, xi măng
- Sử dụng trong các bể hòa trộn vật liệu, bể khuấy, bể lắng khử nitơ
- Hút chân không ứng dụng trong công nghệ đóng gói thực phẩm
- Sử dụng cung cấp khí cho các vi sinh vật hiếu khí để xứ lý nước thải công nghiệp
- Cung cấp khí cho hệ thống điều hòa, thổi nguội các vật liệu nóng
- Xử lý hệ thống nước bằng cách rửa lọc
- Cung cấp oxy cho các trang trại, hồ nuôi cá
Các dòng máy thổi khí phổ biển hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng máy thổi khí đến từ các thương hiệu và các quốc ra khác nhau, tuy nhiên dưới đây sẽ là một số dòng máy thổi khí phổ thông được dùng nhiều trên thị trường Việt Nam.
- Thương hiệu máy thổi khí tới từ châu âu: Robuschi, Maper, Aerzen, Dresser Roots( Howden roots ), GARDNER DENVER... được sử dụng nhiều trong nhiệt điện, xi măng và nhà máy vôi.
- Thương hiệu máy thổi khí tới từ nhật bản (Japan): Shinmaywa, Anlet, Ito, Tsurumi, Tohin, Taiko (japan)... được dùng nhiều tại các trạm xử lý nước thải KCN, nhà máy, tòa nhà, bệnh viện.
- Thương hiệu máy thổi khí tới từ Hàn Quốc ( Korea): KFM, Naewai được dùng nhiều trong các công ty dệt may của Hàn Quốc tại Việt Nam
- Thương hiệu máy thổi khí tới từ Đài Loan (Taiwan): máy thổi khí Longtech, Hey-wel, Trundean, Fu-tsu, GreaTech, Kingood ứng dụng nhiều trong trạm xử lý nước thải và nuôi trông thủy sản
- Thương hiệu máy thổi khí Trung Quốc (China): Shangu, HuaDong... thường ứng dụng trong nhà máy nhiệt điện, xi măng, nhà máy của trung quốc tại Việt Nam.
Kinh nghiệm chọn mua máy thổi khí
Khi mua máy thổi khí bạn cần để ý tới lưu lượng và cột áp cũng như môi trường làm việc của máy thổi khí. Thông thường dự vào catalogue ta chọn đầu máy thổi khí phù hợp với lưu lượng và cột áp theo thiết kế tuy nhiên cần chú ý thông số vòng quay RPM ở mực trùng bình.
- Lưu lượng khí: Xác định được lưu lượng khí cần thiết khi dùng là sẽ chọn được model phù hợp theo catalogue. Lưu lượng khí của máy thổi khí có thể được tính bằng m3/ phút, m3/giờ hoặc lít/phút.
- Cột áp: Cột áp chính là mức chênh áp tại vị trí sục cho với áp suất khí quyển. Cột áp của máy thổi phải phù hợp với thiết kế của bể chứa, ao hồ. Có như vậy nó mới đảm bảo sục khí tốt và đưa khí, oxy đi khắp các bể.
- Công suất động cơ: Nên chọn công suất động cơ hơn mức giới hạn cho phép 1 bậc để đảm bảo động cơ hoạt động tốt nhất.
- Môi trường làm việc: Môi trường làm việc cũng là một yếu tố tác động đến việc mua máy thổi khí như thế nào. Nếu môi trường máy làm việc khắc nhiệt thì nên chọn các dòng máy tới từ châu âu để tăng độ bền của máy.
- Chi phí đầu tư: Nếu chi phí đầu tư thấp thì chon các dòng máy thổi khí đái loan, hoặc trung quốc. Tuy nhiên muốn máy tốt, tiết kiệm điện năng tiêu thụ thì chọn các dòng máy nhật bản, hoặc máy thổi khí châu âu...
Vậy nên mua máy thổi khí ở các nơi uy tín như Công ty cổ phần cơ khí GMEK chuyên cũng cấp máy thổi khí chính hãng, bảo hành lâu dài.
Kinh nghiệm bảo dưỡng máy thổi khí
Cần bảo dưỡng máy thổi khí định kỳ như thay dầu, bơm mỡ, thay dây curoa, bông lọc gió 3-6 tháng/ lần. Lưu ý dầu bôi trơn máy thổi khí cần dùng dầu có độ nhớt tối thiểu là 220. Việc dùng sai dầu nhớt sẽ dẫn tới tình trạng bánh răng bị mòn, giảm tuổi thọ của máy thổi khí.
Nên tìm các đơn vị bảo trì, sửa chữa máy thổi khí chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và có uy tín, thương hiệu trên thị trường.
Công ty cổ phần cơ khí GMEK là đơn vị cũng cấp, cung như có đội ngủ bảo trì, sửa chữa nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy thổi khí đảm bảo khắc phục mọi sự cố liên quan tới máy thổi khí.
Liên hệ: 0966 22 0806 để được tư vấn và trợ giúp.
Mail: cokhigmek@gmail.com
Website: www.baoduongmaythoikhi.com , www.gmek.com.vn
5 Nhận xét